6 kinh nghiệm xây nhà quan trọng

Bạn mới xây nhà lần đầu nên không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa. Có khi người thợ làm sai mà cũng ngỡ là đúng và bị qua mặt mà không biết hỏi ai.

Đừng nghĩ rằng khi đã khoán cho nhà thầu rồi thì không còn lo lắng. Nếu gặp một công ty xây dựng uy tín thì thật tốt, nhưng lỡ gặp nhà thầu không đàng hoàng thì kết quả nhận được không như ý muốn.

Xây dựng là một ngành đặc thù kỹ thuật, nếu bạn không phải chuyên gia thì thật khó để kiểm tra kỹ thuật xây dựng. Cho dù như thế nào đi nữa, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một ít kiến thức, kinh nghiệm để tự mình có thể giám sát được.

6 kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây chỉ là các cách kiểm tra đơn giản, nhưng chừng đó cũng sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm để an tâm lên kế hoạch xây nhà.

6 kinh nghiệm xây nhà quan trọng – bạn có thể tự giám sát dễ dàng.

Xây dựng là một ngành đặc thù kỹ thuật, nếu bạn không phải chuyên gia thì thật khó để kiểm tra chất lượng một công trình.

Có rất nhiều yếu tố để xây nên một căn nhà chất lượng như hồ sơ thiết kế, chất lượng vật tư, kỹ thuật thi công,…Với bạn là người lần đầu xây nhà chắc chắn rằng bạn đang lo lắng, băn khoăn làm thế nào để kiểm tra chất lượng căn nhà?

1. Giám sát phần kỹ thuật 

Để biết cách giám sát kỹ thuật thi công thì đầu tiên bạn nên biết cách đọc bản vẽ, đối với các công trình dân dụng như nhà ở thì việc đọc được bản vẽ không khó. Sau đây là các bước kiểm tra cơ bản:

Xác định mốc, ranh xây dựng:

  • Việc xác định mốc xây dựng vô cùng quan trọng, đảm bảo căn nhà cuả bạn được xây dựng đúng vị trí cấp phép trên thửa đất của mình.
  • Bạn cần thuê một công ty đo đạc xác định mốc chuẩn ngay từ đầu và bàn giao những tim,  mốc cho nhà thầu thi công bằng một văn bản, nhờ đó bạn có thể tự kiểm tra và buộc nhà thầu thi công có trách nhiệm với văn bản mà bạn đã giao.

Kiểm tra cấu kiện móng, cột, dầm ,sàn: 

  • Cách đơn giản bạn hãy dùng thước đo kích thước ( dài, rộng, cao)  của móng , cột, dầm, sàn thực tế.
  • Kiểm tra đường kính thanh thép, khoảng cách các thanh thép trong mỗi cấu kiện. Tôi xin gợi ý một ví dụ để bạn rỏ hơn: Ký hiệu trên bản vẽ móng Φ14a150 có nghĩa là móng của bạn được thiết kế với thép đường kính 14mm và các thanh thép cách nhau một khoảng là 150mm.
  • Với nhà xây móng đơnmóng băng bạn cần kiểm tra chiều sâu chôn móng so với mặt đất tự nhiên. ( chiều sâu chôn móng từ 1,5m-3m).
  • Với móng cọc: Giám sát từ khâu ép cọc, khoảng cách giữa các cọc tối thiểu là 3D ( D là đường kính của cọc ), cần kiểm tra chiều cao đài cọc, khoảng cách thép trong đài đúng với bản vẽ kết cấu.
  • Chiều cao các tầng phải đảm bảo 
  • Kiểm tra các ống nước, ống điện đã được lắp đặt đúng vị trí hay chưa
  • Chất lượng cốt thép: Dựa vào bản vẽ kết cấu để bạn giám sát chất lượng thi công của nhà thầu
    • Ba yếu tố quan trọng thi công cốt thép: Đặt đúng, cắt đủ, buộc chặt
    • Đặt các thanh thép đúng vị trí trong cấu kiện cột, dầm, sàn.
    • Cắt đủ: Chiều dài đoạn nối, neo giữa 2 thanh thép phải đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế
    • Buộc chặt: Đảm bảo để khi đổ bê tông, các công nhân đi lại nhiều không làm các thanh thép lệch khỏi vị trí

Còn rất nhiều chi tiết khác phải kiểm tra nhưng khi bạn đã biết cách kiểm tra những chi tiết như trên thì bạn có thể dễ dàng cho các chi tiết khác.

Bản vẽ thiết kế là cơ sở để bạn kiểm tra, đối chiếu. Bạn nên kết hợp với nhà thầu nghiệm thu các hạng mục trước khi đổ bê tông.

  •  
kinh nghiệm xây nhà
kinh nghiệm xây nhà

2. Vật liệu sử dụng

  • Vật liệu phần thô bao gồm: Sắt thép, xi măng, cát, đá, gạch,vật tư điện, vật tư nước, phụ gia chống thấm…
  • Bạn cần nhận biết vật tư qua ký hiệu, logo, thương hiệu, màu sắc để khi nhà thầu cấp vật tư đến công trình, không mất nhiều thời gian bạn vẫn có thể kiểm soát được chất lượng
    Ví dụ trên mỗi thanh thép Việt Nhật hoặc Pomina đều có logo của thương hiệu nhà sản xuất. Các viên gạch thì có in tên thương hiệu trên mỗi viên…
  • Cát : Ưu tiên kiểm tra với cát là phải sạch và hạt to
  • Đá : Đá xanh, hạt tròn đều

Với chi tiết vật tư sử dụng bạn có thể xem thêm tại đây báo giá xây dựng phần thô để biết chủng loại vật tư tiêu chuẩn nhà thầu áp dụng.

3. Chất lượng bê tông

  • Bê tông phải đúng mác ( cường độ, khả năng chịu lực) thiết kế, với nhà phốbiệt thự thông thường mác #250. Để biết bê tông có đúng mác hay không bạn có 2 cách
    Với bê tông tươi: Dựa vào phiếu giao nhận của nhà cung cấp, yêu cầu lấy mẫu thí nghiệm tại hiện trường và nén thử nghiệm mẫu.
  • Với bê tông trộn tại chổ mác #250: Dựa vào tỷ lệ cấp phối hiện trường , một bao xi măng 50kg với 4 thùng cát vàng, 6 thùng đá 1×2 và lượng nước vừa đủ.
kinh nghiệm xây nhà phố
kinh nghiệm xây nhà phố

4. Chất lượng xây, tô

Tỷ lệ cấp phối của một vữa hồ xây tô phải đảm bảo. Cấp phối cho vữa xây tô là mác #75, cấp phối thông thường tại hiện trường với 1 bao xi măng trộn với 10 thùng cát.

Bạn cần biết trong cấp phối vữa xây tô, khi trộn vữa xây tô mà tỷ lệ cát nhiều hơn quy định thì vữa hồ không đảm bảo độ kết dính, và tỷ lệ xi măng nhiều hơn mức quy định thì cũng dư, người ta thường gọi hồ già, hồ non là vậy.

Bạn nên yêu cầu thợ thi công đóng lưới mắt cáo vào các điểm giao giữa tường và dầm, và tại vị trí đi các ống luồn dây điện âm tường. Tường của bạn sẽ hạn chế được các vết nứt về sau.

kinh nghiệm xây nhà
kinh nghiệm làm nhà

5. Chi tiết vật tư thể hiện rõ ràng

Bảng vật tư cần phải chi tiết, thể hiện đầy đủ các yêu cầu về thương hiệu, nhà sản xuất, quy cách,chủng loại, đơn giá…
Ví dụ cho cửa nhôm xingfa: Đơn giá trên mỗi m2, chiều dày của thanh nhôm 1,8(mm), 2,0(mm), chiều dày kính cường lực là 8(mm) hay 10(mm).

6. Kinh nghiệm xây nhà tiết kiệm chi phí

Kinh nghiệm xây nhà rất quan trọng giúp bạn hạn chế được các phát sinh. Hiện nay đa số các công ty xây dựng tính giá xây nhà theo hình thức khoán gọn theo m2 như dịch vụ xây nhà trọn gói

Vì vậy mà phát sinh cũng rất hạn chế. Nhưng vẫn có các lý do mà bạn phải chịu phát sinh – đó là giá vật tư xây dựng trên thị trường biến động không lường trước được.

Vì vậy, bạn nên chọn thời điểm xây nhà thích hợp như đầu năm thay vì cuối năm, theo kinh nghiệm tất cả vật tư xây dựng ở khoảng thời gian cuối năm thường hay tăng giá vì nhu cầu hoàn thiện nhà ở cuối năm từ tháng 9 – tháng 12 thường tăng cao.

Ngoài ra bạn nên ưu tiên mua sắm các vật liệu xây dựng cơ bản trước để ưu tiên hoàn thiện căn nhà. Còn các thiết bị, vật dụng nội thất thì mua sắm theo nhu cầu và khả năng, như vậy cũng là cách để bạn kiểm soát được dự toán kinh phí xây nhà.